Tại sao đầu năm mới nên đi lễ chùa?
Trong văn hóa tâm linh của Người Việt tin rằng việc đi lễ chùa đầu năm không đơn giản là để ước nguyện, mà đó còn là thời điểm để con người hòa mình vào chốn tâm linh cùng với sự thanh tịnh nơi cửa phật, con người sẽ trút bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh cùng mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta rồi cũng sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn biết bao nhiêu. Ngoài ra, rất nhiều các Phật tử cao tuổi thường đến chùa từ khá sớm để cùng nhà chùa sửa sang, dọn dẹp cho đẹp để đón những du khách thập phương đến cửa chùa. Ngôi chùa ở làng quê đã trở thành bàn thờ chung của các tăng ni phật tử, đồng thời cũng là ngôi nhà chung của cộng đồng các dân cư trong những ngày tết... Ngày xưa quan niệm của cha ông ta cho rằng Phật là tự tâm và khi đi lễ đầu năm, muốn công đức hay có thành tâm xây dựng chùa thì bao giờ cũng gửi thẳng đến sư thầy trụ trì, hoặc bỏ vào các hòm công đức. Chứ không như ngày nay, quan niệm của mọi người là để ít tiền lên bàn thờ mới thể hiện được tấm lòng thành kính với Phật. Hay mọi người thường quan niệm cứ cầu lộc, cầu phúc, cầu may mắn bằng ít tiền lễ và xoa tay vào tượng là đã đạt được lời cầu... Lễ xong xuôi, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về goi là xin lộc đầu năm. Còn đối với người ở miền Nam, việc hành lễ chùa xin lộc đơn giản hơn rất nhiều. Đối với người dân trong nam, họ thường quan niệm đầu năm đi lễ chùa thường không phải đem theo đồ lễ gì cả, nếu có cũng chỉ là hoa quả chứ không bao giờ mang theo đồ mặn (như xôi thịt) như người dân miền Bắc. Lời khấn cầu cũng đơn giản, không câu nệ văn vẻ. Người lên chùa ước gì thì cầu đó, chứ không nhất thiết phải dùng sớ bằng chữ nho. Cách khấn như thế người ta hay gọi là khấn nôm. Tuy phong tục tập quán giữa các miền có nhiều điểm khác nhau, nhưng lễ chùa đầu Xuân đã trở thành các thói quen, thành nét văn hóa tâm linh của tất cả mọi người dân Việt Nam. Tại đây, mọi ranh giới về tuổi tác cũng như địa vị đều bị xóa nhòa, tất cả gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng.
Ngoài phong tục đi lễ chùa đầu năm, người Việt còn có tục hái lộc vào đêm giao thừa ở các ngôi chùa. Theo quan niệm của các cụ xưa kia, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như các loài cây. Cứ mỗi độ Xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện được sức sống tràn đầy sinh lực. Vì vậy, người ta đi xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có được một sức sống dẻo dai, mạnh khỏe và có ích như loài cây. Vào mỗi dịp đầu năm, người dân thường ghé lại các ngôi đình, hoặc các ngôi chùa để xin một nhánh non đem về treo trước cửa của mỗi gia đình hoặc chưng bày trên bàn thờ gia tiên với những hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình của mình. Mỗi cành lộc được chọn thường là những loại cây có phong cách, dáng dấp của người quân tử, thể hiện được những sự bao dung và lòng nhân ái. Cũng theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa, lộc Xuân hái từ những cây như cây đa, sung, xanh, si đều sẽ đem lại những kết quả rất tốt đẹp. Còn hái lộc từ cây tùng, cây cúc, cây trúc, cây mai sẽ mang đến niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình. Nếu ngày xưa, việc hái lộc phải từ những cây ở chùa thì ngày nay, tục hái lộc đã đổi khác và có những phá cách mang tính tích cực. Những năm gần đây, người đi hái lộc đầu Xuân thường hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt đọt cây. Lộc Xuân có thể là mua một vài quả khế, hay một vài cây mía hoặc một chậu cây nho nhỏ… đem về nhà trong ngày đầu năm. Tất cả những điều đó làm tôn lên nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, mãi là một nét chấm phá lung linh, linh thiêng trong mùa Xuân của cả dân tộc Việt Nam
Theo sư thầy Thích Thanh Quyết, trụ trì ngôi chùa Phúc Khánh tại Hà Nội cho biết: “Đi lễ chùa vào thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới gọi là “Tống cựu nghinh tân” (tiễn năm cũ, đón năm mới). Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sau khi thăm hỏi, chúc Tết những người thân trong gia đình rồi hàng xóm láng giềng, bạn bè, người thân thì các gia đình hay tổ chức đi du xuân. Đến những nơi cửa chùa để cho tâm hồn được thanh thản với những giây phút tĩnh lặng trước những tất bật ngược xuôi của dòng đời”.
Việc lên chùa vào ngày Tết đã trở thành một trong những thói quen ăn sâu trong tiềm thức người dân Việt, nhất là ở các vùng nông thôn. Tuy rằng càng ngày việc này đã khác đi nhiều so với ngày xưa nhưng người dân vẫn cố gắng giữ gìn tục lệ này như một điều nên làm mỗi khi năm hết Tết đến. Chính vì vậy, việc đi lễ chùa đầu năm luôn tồn tại từ xưa đến nay như một nét đẹp, một truyền thống trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
Khi quý khách hàng có nhu cầu cần thuê xe 4 chỗ cũng như nhiều dòng xe khác từ 4 đến 45 chỗ đi lễ chùa, tham gia lễ hội đầu năm có thể tham khảo dịch vụ của công ty cho thuê xe Đức Vinh chúng tôi
Bảng giá thuê xe 4 chỗ >>> http://www.ducvinhtravel.net/2013/10/gia-cho-thue-xe-o-to-4-cho.html
Đăng nhận xét